Mỗi dịp trăng rằm, khi mà mùa thu đến, mỗi gia đình lại quây quần bên nhau phá cỗ, ngắm trăng rằm, ăn nhữn món hoa quả, bánh kẹo, và đặc biệt là món bánh đặc trưng của mùa thu, của đêm trăng rằm đó là bánh Trung thu. Bánh Trung Thu với đủ màu sắc bắt mắt, các họa tiết hoa độc đáo hấp dẫn. Ngoài những loại bánh trung thu truyền thống nhân thập cẩm, ngày cay người ta cũng sáng tạo ra rất nhiều loại bánh sặc sỡ với nhân khác nhau.
1, Cách làm bánh nướng trung thu truyền thống
Những dịp Trung Thu đến thì mỗi nhà đều chuẩn bị vài chiếc bánh trung thu để bày lên bàn thờ cúng tổ tiên. Thay cho những lần phải ra tiệm mua bánh trung thu như thế thì ngày hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bánh nướng trung thu cổ truyền thơm ngon nhất nhé.
a. Nguyên liệu
Làm vỏ và nhân bánh
- Nước đường đã nấu 1 tuần: 200g
- Lòng đỏ trứng gà: 1 quả
- Bột nở baking: 5g
- Bột mì: 300g
- Dầu ăn: 50g
- Bơ đậu phộng: 10g
- Nhân bánh trung thu: 200g mứt bí, 100g mứt sen, 100g lạp xường, 200g mỡ ướp đường, 100g vừng rang, 50g lạc rang, 50g hạt điều rang, 30g hướng dương rang, 30g hạt bí rang, 100g jambon xào đường, 30g mứt quất, 30g mứt vỏ cam, 2 quả chanh (bào lấy vỏ), 20g lá chanh thái chỉ, Nước trộn nhân: 65g đường bột, 65g nước lọc, 1 thìa cà phê dầu vừng, 1 thìa canh rượu lúa mới, 1 thìa canh rượu Cognac (có thể thay thế bằng rượu khác).

Nguyên liệu làm nhân bánh đa dạng, nhiều màu sắc.
Hỗn hợp trứng quết lên mặt bánh khi nướng
- Lòng đỏ trứng 1 cái
- Lòng trắng trứng 1/2 cái
- 1 – 2 muỗng cà phê sữa tươi loại không đường
- Khoảng 1/2 – 1 muỗng cà phề dầu vừng
- Màu thực phẩm dùng 1 – 2 giọt, hoặc 1/2 muỗng cà phê mật ong. Bạn cũng có thể dùng 1/2 muỗng cà phê nước đường làm bánh trung thu thay thế cũng được.

Hỗn hợp trứng để quết lên mặt bánh khi nướng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bánh trung thu bằng chảo siêu đơn giản
b. Chuẩn bị dụng cụ làm bánh
- Mặt phẳng chuyên dụng để cán bột và in khuôn bánh
- Dụng cụ cán bột
- Chén nhỏ sạch
- Khay nướng có lót gấy nến bên dưới, hoặc lót miếng thấm silicon

Dụng cụ làm bánh trung thu.
c. Cách chế biến bánh nướng trung thu truyền thống
Làm phần vỏ bánh nướng, chia tỷ lệ nhân – vỏ và bọc nhân
- Rây bột mịn, rồi tạo một khoảnh tròn giữa khối bột để bỏ tất cả nguyên liệu làm bột vỏ bánh trung thu vào. Trộn đều hỗn hợp theo một chiều.
- Đến khi hỗn hợp hòa quyện nhau thì lấy khối bột ra bàn nhào kỹ một cách nhẹ nhàng. Bột chuẩn là vẫn còn hơi ướt sau khi nhào. Còn nếu thấy bột hơi khô, bở, có thể thêm ít nước đường, dầu ăn, nhào tiếp.

Công đoạn nhào bột vỏ bánh nướng trung thu.
- Sau đó, lấy màng nilon bọc bột lại, để nghỉ từ nửa tiếng đến 45 phút thì tiến hành bọc nhân bánh.
- Bạn lấy nhân bánh ra, đặt lên cân để chia tỷ lệ vỏ và nhân bánh tùy nhu cầu. Sau đó, ngắt từng khối nhân theo tỷ lệ đã chia ra, vo viên tròn. Đồng thời, lấy bột làm vỏ bánh chia phần tương ứng, cũng vê tròn lại.
- Bạn cùng dụng cụ cán dẹt phần bột vỏ, rồi cho viên nhân vào trung tâm. Khéo léo miết vỏ bánh lại kín với nhau. Nếu giữa nhân và vỏ có không khí, mách bạn nên dùng tăm đâm vào cho thoát khí này ra. Sau đó, át kín bột chỗ đó lại. Liên tục làm như vậy cho đến hết phần nhân và bột bánh.

Công đoạn cho nhân.
Đóng khuôn tạo hình mặt bánh và nướng bánh
- Bật sẵn lò vi sóng chế độ 2 lửa, nhiệt độ khoảng 180 – 190 độ C làm nóng trước.
- Quét lớp dầu ăn quanh khuôn chống dính. Cho các khối bột vào khuôn, dàn đều rồi ép nhẹ, khéo léo lấy bánh ra.
- Xếp bánh lên khay, cho vào lò nướng lần 1 ở chế độ 180 – 190 độ C. Khoảng 5 – 10 phút sau, tùy trọng lượng bánh, lấy bánh ra và xịt nhẹ 1 lớp nước lên bề mặt.
- 5 – 10 phút sau, quét hỗn hợp trứng lên mặt bánh.
- Sau đó, cho bánh vào lò nướng lần 2 với chế độ khoảng 190 – 200 độ C. 5 đến 7 phút sau, lại lấy bánh ra, xịt lớp nước và quét hỗn hợp trứng lần nữa là xong.
Yêu cầu thành phẩm: Bánh chín đều, phần vỏ màu vàng cánh rán, không bị rời nhau, những họa tiết hoa bên ngoài rõ nét, nhân bánh thơm, hòa quyện các nguyên liệu lại với nhau một cách hài hòa, không bị ngán khi ăn.

Thành phẩm mới ra lò thơm ngon cực hấp dẫn.
Xem thêm: Bí quyết làm bánh trung thu nướng nhân hạt sen mang đậm nét văn hóa Việt
2, Bí quyết nướng bánh trung thu ngon
a. Thời gian nướng bánh trung thu bao lâu và bao nhiêu độ tốt nhất?
Một trong những sai lầm phổ biến mà những người mới học làm bánh nướng trung thu hay gặp là vỏ bánh bị cứng, khô. Thậm chí, để bánh nhiều ngày sau vẫn không mềm. Nguyên nhân của vấn đề này là do tỷ lệ trộn nguyên liệu làm vỏ bánh dày và thời gian nướng bánh lâu nhiều lần dưới nhiệt độ cao không thích hợp. Vậy, khắc phục tình trạng này như thế nào đây? Theo kinh nghiệm mà cách làm bánh trung thu savourydays chia sẻ lại – một kênh hướng dẫn làm bánh online uy tín, thì chúng ta cần lưu ý những điều sau ở khâu nướng bánh.
- Nhiệt độ nướng bánh lần 1 thường là 180 – 190 độ C là tốt nhất. Thời gian nướng lần 1 tùy khối lượng bánh. Nếu bánh nặng 50 – 75gr thì nướng khoảng 5 đến 7 phút. Còn nếu làm bánh trung thu 100g hoặc lớn hơn thì nướng 8 đến 10 phút.

Nên nướng bánh lần 1 với mức 180 – 190 độ C là tốt nhất.
- Sau khi cho bánh nướng trung thu vào lò lần 1, bạn nên đợi nhiệt độ trong lò hạ xuống khoảng 100 – 110 độ C rồi mới cho bánh vào nướng lần 2 với nhiệt độ tăng lên 190 – 200 độ C.
- Thời gian nướng bánh trung thu lần 2 là khoảng 10 – 15 phút. Lưu ý, bạn nên bật chế độ 2 lửa và xếp đều bánh nằm ở vị trí rãnh giữa lò để tản nhiệt đều khắp mặt bánh.
Việc chọn nhiệt độ nướng bánh thấp như vậy giúp hơi ẩm còn trong bánh bốc hơi bớt. Hơn nữa, vỏ bánh không bị khô và cứng. Cách làm bánh kiểu này sẽ cho ra thành phẩm có vị giòn giống như bánh quy vậy.
b. Bí quyết bảo quản bánh nướng
Bánh nướng trung thu mới ra lò thì nên để nguội. Bánh nguội rồi thì bảo quản trong hộp kín hoặc màng nilon, nhớ bỏ thêm túi hút ẩm vào. Bí quyết làm bánh trung thu nướng này sẽ giúp không khí và hơi nước được thoát hút một cách khoa học. Nhờ đó, bánh không bị đọng nước, không ẩm ướt hay nhão ra. Trong thời gian bảo quản, có thể để bánh ở nơi có nhiệt độ phòng ổn định trong 2 đến 3 ngày, hoặc ngăn mát tủ lạnh từ 4 đến 7 ngày vẫn thưởng thức được với mùi vị thơm ngon.

Bánh trung thu nướng xong nên bảo quản trong bọc nilon có túi chống ẩm.
Xem thêm: Mẹo làm bánh trung thu nướng nhân sữa dừa tại nhà ngon mà đơn giản
Hi vọng công thức, bí quyết cơ bản mà mình cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho mọi người làm ra được những chiếc bánh đạt chất lượng và thơm ngon. Bánh trung thu làm không khó nhưng trong mỗi bước đều phải thật chú tâm. Không nhất thiết phải để đến trung thu mà vào những ngày bình thường các mẹ cũng có thể làm cho gia đình, cho con mình ăn đấy. Tin chắc các bé sẽ rất thích cho mà xem.