Trang chủ » Cách làm vỏ bánh trung thu nướng mềm dẻo chuẩn vị

Cách làm vỏ bánh trung thu nướng mềm dẻo chuẩn vị

by Bếp Nhà Mỡ
Bánh trung thu là một món ăn không thể thiếu trong dip Tết đoàn viên ấm áp. Bạn có biết, bên cạnh nhân bánh vì lớp vỏ bánh trung thu cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định độ thơm ngon của chiếc bánh nướng. Hãy cùng tham khảo ngay cách làm vỏ bánh trung thu nướng mềm dẻo chuẩn vị từ bí kíp của chuyên gia trong bài viết dưới đây!

1. Nguyên liệu làm vỏ bánh trung thu nướng mềm dẻo

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu làm vỏ bánh nướng

Bí quyết đầu tiên trong cách làm vỏ bánh trung thu nướng mềm chính là ở khâu chọn nguyên liệu. Để tạo nên một chiếc bánh trung thu nướng có vỏ bánh mềm mịn như ý muốn, bạn phải đảm bảo được thành phần của vỏ bánh. Nguyên liệu làm bánh gồm có: nước đường, bột mì, dầu ăn, lòng đỏ trứng và bơ đậu phộng. Nếu như bạn làm vỏ bánh mà thiếu 1 trong 5 thành phần kể trên, vỏ bánh xem như chưa đạt chuẩn.

Bột mì làm vỏ bánh trung thu được ưa chuộng

                                                 Bột mì làm vỏ bánh trung thu được ưa chuộng

Xem thêm: Hướng dẫn làm bánh Trung thu nướng nhân đậu đỏ thơm ngon

1.2. Các loại bột làm vỏ bánh trung thu nướng

  • Trong số 5 thành phần làm vỏ bánh kể trên, thì bột làm bánh trung thu (thường dùng bột mì đa dụng) là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vỏ bánh nướng. Tuy nhiên, nếu sử dụng bột mì, thì bạn phải chờ khoảng 3 – 4 ngày sau khi nướng thì vỏ bánh mới mềm xuống. Vì thế, nếu muốn bánh mềm nhanh hơn, thì khi làm bánh trung thu nướng bạn nên cho thêm 1/4 – 1/2 tsp baking soda (1tsp = 5ml).
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột bánh ngọt (cake flour) để làm vỏ bánh. Đây được xem là cách làm vỏ bánh trung thu nướng mềm cực nhanh. Tuy nhiên, cách này lại khiến bánh nhanh bị xuống dầu, không bảo quản được lâu. Do đó, bạn có thể linh hoạt thay đổi công thức làm vỏ bánh nướng, bằng cách sử dụng 1/2 lượng bột mì + 1/2 lượng bột bánh ngọt (không cần sử dụng baking soda). Như thế, vỏ bánh trung thu nướng của bạn vừa mềm, thơm ngon, lại không bị xuống dầu.
  • Hiện nay, nhiều chị em vẫn thường sử dụng loại bột làm vỏ bánh trung thu nướng được trộn sẵn. Đây là loại bột được nêm nếm gia vị sẵn, có những chất phụ gia để tạo độ xốp mềm cho vỏ bánh nướng. Tuy nhiên, điều này cũng lại là nhược điểm mà bạn nên lưu ý. Bạn rất khó điều chỉnh độ mặn ngọt của vỏ bánh theo khẩu vị của cá nhân. Hãy cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn loại bột để vỏ bánh nướng đạt như yêu cầu nhé!

Kết hợp bột mì và bột cake flour để làm vỏ bánh trung thu mềm

                              Kết hợp bột mì và bột cake flour để làm vỏ bánh trung thu mềm

Xem thêm: Sáng tạo với bánh trung thu nướng nhân khoai môn hấp dẫn

2. Hướng dẫn nấu nước đường làm vỏ bánh trung thu

Khâu nấu nước đường làm bánh trung thu cũng là yếu tố quyết định cách làm vỏ bánh trung thu mềm hay cứng theo ý muốn của bạn. Nước đường nấu ít ngày, hoặc nấu loãng, sẽ làm cho vỏ bánh trung thu nướng bị ướt, mềm và nhanh bị mốc hơn so với loại được nấu lâu ngày. Thông thường, sau khi nấu nước đường xong, các bạn nên để nước đường ít nhất 14 ngày rồi hãy đem ra sử dụng. Nhờ vậy, vỏ bánh nướng sẽ dẻo mềm, thơm ngon, đạt chất lượng tốt nhất.

Nướng đường làm bánh nướng đạt chuẩn

Nướng đường làm bánh nướng đạt chuẩn

3. Cân chỉnh lượng bột trong cách làm vỏ bánh

3.1. Khắc phục vỏ bánh trung thu  khi bị khô, cứng

– Nguyên nhân khiến vỏ bánh trung thu bị khô, cứng

  • Bánh bị khô là do bạn nướng bánh quá kỹ hoặc nướng bánh ở nhiệt độ quá cao. Bạn nên để nhiệt độ nướng bánh khác nhau tùy theo kích thước, trọng lượng của mỗi chiếc bánh, tỷ lệ vỏ bánh với nhân bánh.
  • Do phần nhân và phần vỏ bánh ít dầu, dầu chưa ngấm vào phần nhân.
  • Nếu chỉ có phần vỏ bánh bị cứng nghĩa là nước đường làm bánh của bạn đã nấu quá đặc.

– Cách khắc phục

  • Trước hết, các bạn hãy dùng loại bột có protein thấp hoặc có độ hút nước thấp. Sau đó, bạn dùng lòng đỏ trứng, thêm bơ đậu phộng và dầu ăn.
  • Lưu ý là bạn phải nướng bánh ở nhiệt độ cao trong khoảng thời gian vừa đủ. Thông thường, việc nướng ở nhiệt độ thấp trong thời gian dài là nguyên nhân chính khiến cho vỏ bánh bị khô cứng.

Không nên nướng bánh trung thu ở nhiệt độ thấp trong thời gian dài

                                   Không nên nướng bánh trung thu ở nhiệt độ thấp trong thời gian dài

3.2. Khắc phục vỏ bánh trung thu nướng mềm, ướt

– Nguyên nhân khiến vỏ bánh trung thu bị nhão

Do nước đường còn mới hoặc sử dụng bột hút ẩm kém.

– Cách khắc phục

Về nguyên nhân thứ nhất. Nước đường càng mới thì khả năng vỏ bánh bị nhão càng cao, bạn nên làm nước đường trước 3 ngày với bánh dẻo và trước 7 ngày với bánh nướng. Đó là thời gian sử dung nước đường làm bánh trung thu tuyệt vời nhất.
Nguyên nhân thứ 2. Bột có hàm lượng protein thấp cũng hút ít nước, làm bánh nhão hơn. Thường bột sau khi nhồi sẽ ướt, nên để bột nghỉ khoảng 30′ trước khi đóng bánh thì bột sẽ dẻo và khô hơn. Nếu bột vẫn ướt: Cho thêm bột khô vào trộn đều, đến khi thấy bột đủ dẻo để cán. Khi cán bột vẫn cần đến bột áo vì vậy không trộn quá nhiều bột sẽ làm bột bị khô.
Xịt nước thật nhẹ lên bánh trung thu, tránh để bánh ướt

                                                           Xịt nước thật nhẹ lên bánh trung thu, tránh để bánh ướt

Yêu cầu thành phẩm

Vỏ bánh nướng đạt yêu cầu khi mặt và đáy bánh vàng, khô ráo, thành bánh đục, hoa văn rõ ràng, không bị mất nét. Bánh khi ăn có độ dẻo, mềm, không quá ngọt, phần vỏ không còn nghe mùi bột, phần nhân hài hòa các hương vị.

Xem thêm: Các cách làm nem chua với thịt bò, heo xay tại nhà

Phía trên là cách làm vỏ bánh trung thu mềm dẻo, thơm bùi mà Bếp Nhà Mỡ muốn chia sẻ đến bạn. Hãy áp dụng ngay để tự tay làm cho mình một chiếc bánh trung thu ngon miệng ngay tại nhà. Chúc các bạn thành công!

You may also like