Trang chủ » Hướng dẫn luộc gà và tạo dáng gà cúng chuẩn, đẹp mắt

Hướng dẫn luộc gà và tạo dáng gà cúng chuẩn, đẹp mắt

by Bếp Nhà Mỡ

Gà cúng luôn hiện diện trong mâm cúng dịp lễ Tết, bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Nhưng để da gà vàng ươm bóng bẩy, có dáng đứng đẹp mắt là việc không phải ai cũng làm được. Cùng Bếp Nhà Mỡ tham khảo các mẹo luộc gà và tạo dáng gà trong bài viết sau nhé.

1. Ý nghĩa của món gà luộc trong mâm cúng ngày lễ, tết

1.1. Gà trống – tượng trưng cho mặt trời

Theo phong tục của người Việt Nam ta, từ xa xưa, trong mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên vào dịp tất niên, giao thừa hay những ngày đầu năm mới không thể thiếu đĩa gà luộc. Hơn nữa, cách luộc gà cúng đúng chuẩn phải là gà trống giò. Bởi lẽ, trong quan niệm từ lâu đời thì: “Gà là con vật biểu tượng của mặt trời (do gà gáy báo hiệu mặt trời lên, thần mặt trời trong văn hóa nông nghiệp là vị thần quan trọng nhất). Và, như vậy có nghĩa là báo hiệu của một ngày mới, sự mới mẻ bắt đầu.

Theo tục lệ người Á Đông cúng đêm giao thừa (đêm Trừ tịch) là cúng 12 vị thần thời gian để kết thúc chu trình một năm và bắt đầu một năm mới nên người ta chọn gà để cúng, nhưng phải lựa chọn gà trống choai mới le te gáy, không khuyết tật, mào đỏ, mỏ vàng, chân vàng… Quan trọng nhất là chưa đạp mái (có ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết)” (TS. Nguyễn Ngọc Mai, Trưởng phòng Nghiên cứu tín ngưỡng và tôn giáo truyền thống, viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Nói như thế để thấy rằng, việc chọn gà trống để đặt trước bàn thờ tổ tiên không chỉ đơn thuần là sự thành kính. Mà qua đó, con cháu còn gửi gắm ước vọng cầu mong bình an, an khang, thịnh vượng, mọi sự khởi đầu đều “rạng rỡ”, suôn sẻ.

Gà trống biểu tượng cho mặt trời

Gà trống biểu tượng cho mặt trời

Xem thêm: Cách làm pate thịt nguội đơn giản hấp dẫn tại nhà

1.2. Tượng trưng cho điều may mắn, tốt lành

Gà trống là loài vật mang nhiều ý nghĩa biểu tượng rất đặc biệt.

  • Gà trống nhiều màu sắc (gà ngũ sắc) thường được nhiều người chọn mua để cúng vào dịp lễ Tết. Bởi vì, với bộ lông có nhiều màu rực rỡ, gà trống là biểu tượng của cầu vồng, báo hiệu trời mưa, mùa màng bội thu. Tiếng gáy của gà trống choai (gà giò) lại biểu hiện cho nhịp điệu xoay chuyển giữa ngày và đêm, báo hiệu cho vũ trụ xoay vần.
  • Gà có màu đỏ rực là biểu tượng của mặt trời. Tiếng gáy của nó gắn liền với tiếng hát của các thần linh khiến cho nữ thần mặt trời phải rời khỏi nơi ẩn náu, đồng nghĩa với mặt trời hiện ra – sự phát lộ của ánh sáng, mang lại sự khởi đầu mới nhiều may mắn, tốt đẹp.
  • Không chỉ vậy, gà trống tức là “đại kê”, gần âm với “đại cát”. Đây cũng là cách mà mọi người thường chúc nhau, cùng nguyện cầu những điều may mắn sẽ đến trong năm mới.

1.3. Tượng trưng cho 5 đức tính của người quân tử

Theo như TS. Nguyễn Thế Hùng, nguyên giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thì: “Theo triết học phương Đông, gà trống là một loại linh vật, thờ phụng, con gà trống mang 5 đức tính tốt đẹp mà con người cần hướng đến. Nên chính vì vậy, giờ phút thiêng liêng nhất của một năm, đêm trừ tịch, tất niên, cúng gà trống là để mong muốn một năm mới hạnh thông khỏe mạnh” .

Thật vậy, vẻ đẹp ngũ sắc và dáng đi vững chãi, oai vệ của chú gà trống thường được ví như ngũ đức của người quân tử: đức thần dân (mào), đức quân nhân (cựa), đức dũng cảm (tính chiến đấu), tốt bụng (luôn nhường thức ăn cho gà mái) và đáng tin cậy (tiếng gáy báo hiệu giờ giấc luôn chính xác). Chính vì lẽ đó, mâm cỗ cúng ngày Tết không thể thiếu món gà trống luộc giàu ý nghĩa văn hóa này.

Gà trống luộc trên mâm cỗ của người Việt

Gà trống luộc trên mâm cỗ của người Việt

2. Những điều cần nhớ trong cách luộc gà cúng

2.1. Chọn gà to khỏe, cân đối, da mỏng và ít mỡ

  • Nguyên tắc cho cách luộc gà ngon đẹp mắt quan trọng nhất chính là ở khâu chọn lựa gà ban đầu. Bạn chỉ nên chọn gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt, có mào đỏ tươi, lông mượt, móng khỏe. Lưu ý, bạn nên ưu tiên chọn gà trống để cúng.
  • Ngoài ra, trước khi làm thịt gà, bạn cũng nên vạch lông gà để kiểm tra xem da gà có mềm mại, bóng bẩy hay không. Nếu để ý dưới cánh gà, bạn có thể nhìn thấy được thịt, tia máu (do da gà mỏng). Bạn lật cánh gà xem, nếu phía dưới cánh không có mỡ là được. Bạn cũng nên kiểm tra kỹ để biết gà có bị tiêm thuốc không. Lưu ý không chọn gà dưới cánh chấm đỏ, xung quanh bị phồng lên, có vệt đen.
Chọn gà trống to khỏe, cân đối để làm mâm cỗ cúng

Chọn gà trống to khỏe, cân đối để làm mâm cỗ cúng

Xem thêm: Cánh làm gà chiên nước mắm hành tây thơm ngon

2.2. Nên luộc ngay sau khi làm thịt

  • Để tiết kiệm thời gian, công sức, nhiều gia đình chọn cách mua gà đã làm sẵn ở bên ngoài về. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, bạn nên làm gà ở nhà rồi làm món luộc luôn. Như thế, món gà cúng sẽ được tươi ngon, ngọt nước hơn. Khi làm thịt gà, bạn nhớ phải nhổ sạch lông tơ nhé. Đồng thời, dùng tay bóp sạch chất nhờn ra khỏi mũi gà.
  • Lúc cắt tiết, bạn không được cắt quá sâu. Còn khi mổ gà, ta không mổ hết phần bụng như bình thường, mà chỉ mổ phần bụng sau của gà khoảng chừng 5 – 7 cm, rồi lấy nội tạng ra. Nếu vết cắt quá lớn, lúc luộc xong, gà trông không đẹp mắt. Trước khi rửa gà, bạn hãy lấy phần hết mỡ gà ra. Sau đó, bạn mới lấy gừng và muối chà xát khắp mình gà, rồi rửa lại bằng nước sạch. Cuối cùng là công đoạn bẻ chân gà về phía trước (hoặc chặt bỏ).
  • Khi luộc gà bạn nên thả vào nồi nước 1 ít hành tím bóc vỏ (1 lít nước tương ứng khoảng 20g hành), vài nhánh hành củ và 1 muỗng cà phê muối. Bạn cũng có thể cho thêm vài lát gừng và chút xíu bột nêm. Hương vị của hành, gừng sẽ giúp nước luộc thơm ngon hơn.

2.3. Buộc gà trước khi luộc

  • Trước khi luộc gà, bạn nên dùng tăm để cố định đầu gà.
  • Sau đó, bạn hãy buộc gà theo ý muốn (kiểu cánh tiên, kiểu gà chầu hay kiểu gà quỳ…) rồi mới cho gà vào nồi. Tiếp theo, bạn cho nước lạnh vào (lưu ý là mức nước phải ngập hơn so với gà) rồi bắt đầu luộc gà trên lửa to.

2.4. Thời gian luộc gà vừa đủ

  • Bạn cần phải lưu ý là trong cách luộc gà cúng thì yếu tố thời gian cũng vô cùng quan trọng. Bạn không nên luộc gà quá lâu (gà sẽ bị nát, nhão) hoặc quá nhanh (gà chưa chín đều, thường bị đỏ, rỉ máu bên trong).
  • Bí quyết trong cách luộc gà cúng đúng chuẩn là nên luộc gà với lửa lớn cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa thêm khoảng 7 – 10 phút thì tắt bếp. Sau đó, bạn đậy nắp nồi luộc gà lại, khoảng 10 phút nữa là gà sẽ chín đều, đẹp mắt.

2.5. Dùng nước củ nghệ để tạo màu vàng cho gà cúng

  • Gà đã chín đều thì vớt gà ra ngoài, cho vào một thau nước có bỏ vài viên đá. Đợi cho gà nguội hẳn thì cho gà ra rổ, để ráo nước. Cách này sẽ giúp gà luộc săn lại, trông bóng bẩy, mọng nước, màu da cũng tươi tắn hơn. Nếu không, da gà sẽ bị khô và xỉn màu, nhìn không đẹp mắt.
  • Sau đó, bạn giã nhuyễn củ nghệ rồi vắt lấy nước, đem trộn đều với nước mỡ gà đã thắng. Tiếp theo, bạn dùng một chiếc cọ nhỏ quét nước nghệ lên gà sao cho thật đều. Làm như vậy, da gà sẽ có màu vàng óng ả, bóng mịn và căng mượt.
  • Thực hiện đúng những nguyên tắc trên, món gà cúng của bạn trông sẽ rất hấp dẫn, bắt mắt.
Thả hành và gừng vào nước luộc gà

Thả hành và gừng vào nước luộc gà

3. Cách luộc gà cúng đẹp, không bị nứt

3.1. Cách chọn gà ngon

Ở phần nguyên tắc chung trong cách luộc gà cúng ở trên, chúng tôi đã chỉ ra cách thức để chọn lựa gà cúng là như thế nào. Trong phần này, chúng tôi sẽ đi sâu vào hướng dẫn chi tiết hơn để các bạn dễ dàng chọn được gà đúng chuẩn.

3.1.1. Cách chọn gà còn sống
  • Bạn chỉ nên chọn những con gà khỏe, nặng tay, thịt chắc để luộc nhé. Ngoài ra,  mào gà đó phải có màu đỏ tươi, mắt nhìn linh hoạt, không lờ đờ, lông gà bóng mượt, áp sát vào thân, hậu môn gà hồng hào, không chảy nhớt. Khi lựa gà, bạn nên dùng tay sờ diều gà để kiểm tra. Nếu thấy diều không quá no hay quá đói, ngực chắc, khi gà thở không có tiếng khò khè là được.
  • Bạn tuyệt đối không mua những con gà có mào tái hoặc tím bầm, vẻ mặt ủ rũ, dáng vẻ mệt mỏi, mắt lờ đờ, mỏ và mũi có chảy nước, cánh bị xệ. Không chọn những con gà da nhăn nheo, thân gầy gò, ức xương không săn chắc, lông xơ khô.
 3.1.2. Cách chọn gà làm sẵn

Trường hợp buộc phải mua gà làm sẵn, thì cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Nên chọn những con gà có thân hình nhỏ gọn nhưng săn chắc, ức hẹp chắc và căng tròn. Khối lượng gà trung bình từ 1 đến 1,5 kg là phù hợp.
  • Da gà ta thường sẽ có màu vàng nhạt. Ngoài ra, chỉ vàng đậm ở một số chỗ như ức, cánh, lưng. Bạn nên lưu ý điều này để chọn đúng gà ta. Bạn hãy chọn những con gà da mỏng, còn nguyên, không bị rách hay bị trầy trụa, tươi tắn và có độ đàn hồi cao.
  • Thịt gà còn tươi hồng, thịt không có mùi hôi hoặc mùi kháng sinh, trên da không có các vết bầm tím hoặc vết tụ máu.

3.2. Cách luộc gà cúng đúng cách, không bị nứt

  • Gà sau khi đã được làm sạch lông thì dùng muối chà xát lên bền mặt da gà, rồi rửa lại bằng nước sạch. Tiếp theo, bạn dùng khăn thấm khô cho gà được ráo nước.
  • Bạn dùng dây buộc gà để tạo dáng cho gà thật đẹp mắt theo ý muốn của mình.
  • Giờ thì đặt gà gọn gàng vào nồi, rồi đổ nước vào ngập gà. Cho thêm 1 ít muối, gừng đập dập và hành tím vào luộc cùng. Ngoài ra, bạn cũng có thể luộc gà cùng với 1 ít lá chanh hoặc hành tây… tùy thích để tăng thêm hương vị.
  • Dùng tăm xăm thử chỗ thịt dày nhất trên con gà để kiểm tra xem gà đã chín đều hay chưa. Nếu sau khi xăm mà không thấy có màu hồng tức là gà đã chín, còn nếu gà chưa chín, tiếp tục luộc lửa nhỏ thêm chút nữa là được.
Dùng tăm kiểm tra độ chín của gà

Dùng tăm kiểm tra độ chín của gà

  • Chuẩn bị sẵn thau nước sạch, có thêm 1 ít đá lạnh, rồi cho gà vào, chờ đến khi nguội thì vớt ra, cắt bỏ dây buộc.
  • Cuối cùng, bạn dùng nước mỡ gà đã thắng pha với ít nước ép của nghệ phết 1 lớp lên phía trên da gà để da gà thêm vàng mượt, đẹp mắt. Như vậy là bạn đã có món gà luộc để cúng đúng chuẩn rồi đấy!

4. Hướng dẫn chi tiết cách luộc gà cúng

4.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để luộc được gà cúng ngon, không chỉ cần gà như các bạn nghĩ đâu nhé. Hãy chuẩn bị thêm 1 số nguyên liệu theo hướng dẫn của Bếp Nhà Mỡ như sau:

  • Gà trống: 1 con (bạn nên chọn gà nặng khoảng 1.5 kg – 2 kg là vừa đẹp).
  • Mỡ gà: 100g
  • Hành tím, gừng, ớt, nghệ tươi và bột nghệ (Xem cách làm bột nghệ nguyên chất để ướp gà lên màu đẹp)
  • Hạt nêm, muối và đường.
  • Nồi to sâu lòng, cọ quét nước màu nghệ.

4.2. Sơ chếgà sống

Bước 1: Gà sau khi làm sạch lông thì  bạn dùng muối chà lên da gà, rồi rửa lại thật kỹ với nước sạch, sau đó để ráo nước.

Bước 2: Chuẩn bị sẵn hành tím đã bóc vỏ, nghệ tươi, gừng gọt vỏ, rửa sạch.

Bước 3: Ớt rửa sạch, tỉa cánh hoa rồi đem ngâm vào nước lạnh khoảng 5 phút cho cánh hoa ớt nở to ra. Sau đó, lấy hoa ớt ra vẩy cho khô nước rồi để ráo.

4.3. Cách luộc gà cúng kiểu cánh tiên

4.3.1. Bước 1:  Buộc gà trước khi luộc
  • Đầu tiên, bạn bẻ gập 2 chân gà vào sát phía đùi. Rồi dùng chỉ buộc cố định 2 chân gà lại. Lưu ý là nên dùng dây chỉ mềm, không buộc quá chặt để tránh cắt vào da gà.
  • Sau đó, ép cổ gà về phía mình gà. Rồi đan chéo 2 cánh gà về phía trước, cho 2 phần khớp chạm lại với nhau rồi dùng dây cố định lại.
  • Bạn hãy cố gắng làm nhẹ nhàng, từ từ để da gà còn nguyên, không bị rách và cánh gà cũng không bị gãy.
4.3.2. Bước 2: Luộc gà

Dưới đây là các cách luộc gà giúp bạn luộc gà cúng không bị đen đầu mà bạn có thể tham khảo cho món gà thêm hấp dẫn:

* Gà sau khi rửa sạch với muối bạn nên dùng khăn thấm khô ráo gà và tạo dáng cho gà trước khi luộc.
Khi luộc bạn có thể cho thêm vào nước luộc gừng đập dập, hành củ nướng, hay lá chanh, hành tây… để tạo thêm hương vị.
* Khi luộc nước phải ngập gà, đun với lửa lớn, để sôi 5 phút, sau đó giảm lửa riu riu trong 20 phút, như vậy da gà không bị co rút làm nứt da.
* Để da gà căng mọng không xuống màu, sau khi gà chín, bạn tắt bếp, để gà nguội trong nồi 5 phút, sau đó vớt ra nhúng vào nước sôi để nguội.
* Để da gà thêm bóng mượn, vàng ươm, bạn có thể hòa mỡ gà với chút nước ép nghệ, phết một lớp mỏng lên khắp bề mặt gà.

Cách luộc gà cúng kiểu cánh tiên

Cách luộc gà cúng kiểu cánh tiên

4.3.3. Bước 3:  Tạo màu vàng bóng cho gà
  • Bật bếp, chờ cho chảo nóng thì cho mỡ gà vào đảo đều. Khi mỡ gà chảy ra, bạn tiếp tục cho bột nghệ vào xào. Nhớ đảo đều tay để bột nghệ tan vào mỡ gà. Đợi mỡ gà sôi lên thì tắt bếp, để nguội.
  • Lấy một cái cọ quét nước mỡ gà lên khắp mình gà, không chừa lại chỗ nào để trống. Quét đều lần lượt mấy lớp như vậy cho đến khi gà có màu vàng bóng vừa ý là được.
  • Cuối cùng, bạn bày ra đĩa, cho thêm 1 hoa ớt đã được tỉa để trang trí. Vậy là chúng ta đã hoàn thành cách luộc gà cúng cánh tiên đẹp đúng chuẩn rồi đấy!

Xem thêm: 5 Cách làm salad rau trộn dầu oliu cực ngon

5. Hướng dẫn buộc gà cúng đẹp, chuẩn

Gà cúng vô cũng quan trọng nên bạn không thể làm một cách sơ sài, qua loa được. Mọi thứ đều phải được chuẩn bị một cách chu đáo, kỹ lưỡng, đặc biệt là việc tạo dáng gà.

5.1. Kiểu gà chầu

  • Cách làm này tương đối phức tạp và tốn khá nhiều thời gian để tạo hình. Thường thì, trong các dịp lễ quan trọng hoặc cúng Giao thừa mới sử dụng cách buộc gà cúng đẹp mắt này. Điều này xuất phát từ quan niệm dân gian rằng, gà sẽ về chầu trời và kể lại toàn bộ sự việc đã xảy ra trong 1 năm qua, cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa,…
  • Để buộc gà cúng kiểu gà chầu, bạn dùng dao loại nhỏ, rạch nhẹ một đường 2 bên cổ gà gần mép miệng. Rồi nhét 2 cánh vào sao cho phần đầu cánh thò ra bên ngoài miệng. Đầu gà được c định thẳng nhờ vào 2 cánh, nên chỉ cần dùng dây buộc cho 2 chân gà khép sát vào thân là được.
Kiểu gà chầu trong mâm cỗ cúng

Kiểu gà chầu trong mâm cỗ cúng

5.2. Kiểu cánh tiên

  • Đâу là một cách treo gà để cúng thôi nôi rất quen thuộc của các gia đình Việt bởi chúng khá dễ thực hiện. Về cách tréo gà, bạn thực hiện theo các chỉ dẫn như ѕau:Đầu tiên, dùng một dao bén để cửa nhẹ ᴠào phần cánh của con gà rồi đan chúng lại. Nhớ để cả hai khớp chạm ᴠào nhau ᴠà хòe ra như hình cánh tiên. Sau đó, đem nhét phần đầu gà ᴠào giữa cánh gà. Để cố định chúng, bạn có thể dùng dâу lạt buộc lại. Riêng phần chân bạn chỉ cần giấu ᴠào bụng ѕao cho khéo léo là được.

5.3. Kiểu gà quỳ

So với hai cách ở trên thì cách buộc gà cúng kiểu gà quỳ này tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần gập chân gà lại, bẻ quặt về phía sau. Sau đó dùng dây buộc chặt lại là được. Với cách tạo dáng này, trông gà như đang quỳ xuống. Lưu ý là phần đầu và cổ gà vẫn phải thẳng, vững chắc.

Cách buộc kiểu gà quỳ

Cách buộc kiểu gà quỳ

Yêu cầu thành phẩm

– Gà để cúng cần phải còn nguyên và có độ bóng, vàng đều.
– Dáng gà giữ nguyên như lúc tạo dáng ban đầu.
– Thịt vừa chín tới, không bị đỏ, không quá nát.

Gà luộc là món ăn quen thuộc trên mâm cỗ của người nhưng không phải ai cũng biết cách luộc gà cúng nhất là đối với gà cúng giao thừa, tất niên,…. Bạn cần chút khéo tay để tạo dáng gà và canh thời gian luộc thật chuẩn để da không bị nứt.  Vậy nên hi vọng sau bài viết này sẽ giúp bạn bổ sung thêm chút kiến thức và kinh nghiệm trong cách luộc gà cúng nhé.

You may also like