Sắn hấp cốt dừa xốp, dẻo thơm quyện trong vị béo ngậy của cốt dừa, thơm mùi lá dứa, bùi của vài sợi dừa tươi. Chỉ nghĩ đến thôi đã thấy thèm rồi. Nhưng sắn luộc nếu không được luộc đúng cách sẽ gây ngộ độc cho cơ thể. Trong bài viết này chúng mình sẽ chỉ cho các bạn làm sao để luộc sắn không gây ngộ độc cùng với một số bí kíp luộc sắn cho thêm phần thơm ngon, đặc sắc.
1. Có thể bị ngộ độc lúc ăn khi luộc sắn sai cách
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì trong vỏ, ruột và lá sắn chứa Axit Cyanhydric. Đây là chất độc gây ra tình trạng ngăn chặn mô, nội tạng sử dụng oxy. Chính vì thế, nó dẫn đến biểu hiện ngộ độc ở người ăn sắn.
Các triệu chứng cụ thể khi ngộ độc sắn thường là suy hô hấp, hôn mê, trụy tim mạch. Thậm chí, trong một số trường hợp nếu không được sơ cứu đúng cách thì rất dễ tử vong.

Củ sắn chứa Axit Cyanhydric nên dễ gây ngộ độc khi ăn
Chỉ cần 20 gram Axit Cyanhydric đi vào cơ thể thì sẽ để lại triệu chứng ngộ độc. Nếu hàm lượng này tăng lên 50 gram thì sẽ dẫn đến tử vong. Thường thì hàm lượng Axit Cyanhydric trong sắn cao sản cao hơn sắn ngọt thường.
Loại sắn thích hợp để người ăn là sắn ngọt thường. Dù hàm lượng Axit Cyanhydric trong loại sắn này ít hơn nhưng bạn cũng cần học cách luộc sắn ngon để không bị ngộ độc.
2. Các cách luộc sắn thơm ngon, không ngán
Có rất nhiều cách luộc sắn dẻo ngon hoặc bở thơm mà chị em áp dụng. Thế nhưng, dù luộc sắn chín kỹ đến đâu thì ở một số trường hợp vẫn diễn ra tình trạng say, ngộ độc. Theo lý giải từ chuyên gia thì đó là do chế biến sắn sai cách. Để thưởng thức món ăn này một cách an toàn, bạn có thể áp dụng theo 1 trong các cách thực hiện sau đây.
2.1. Một số cách luộc bình thường, đơn thuần
Bạn chuẩn bị lượng củ sắn phù hợp với số người ăn. Sau đó, hãy chế biến sắn theo hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Đem sắn đi rửa sạch và gọt vỏ sạch sẽ.

Gọt vỏ sắn
- Bước 2: Sắn cần được rửa qua với nước lã và ngâm trong nước sạch qua đêm, thay nước nhiều lần.

Ngâm sắn trong nước lạnh
- Bước 3: Rửa lại sắn với nước, xếp vào nồi và đổ nước xấp mặt sắn. Hãy nhớ để mở nắp để chất độc bay hơi ra ngoài, bật bếp đun đến khi sắn chín mềm. Lúc này, bạn chắt hết nước trong nồi, đậy vung lại và tắt bếp.
- Bước 4: Ủ hơi trong vòng 5-10 phút xong, bạn có thể lấy sắn ra đĩa và thưởng thức. Nên chấm sắn với đường hoặc mật ong để giảm nguy cơ bị say sắn.
2.2. Các bước luộc sắn với dừa cho xốp dẻo và bép ngậy
Bạn có thể làm chín sắn bằng cách luộc với nước dừa tươi và nước cốt dừa. Điểm đặc biệt của món ăn này là tạo ra miếng sắn béo thơm, bùi ngọt một cách hấp dẫn.
Xem thêm tại: Cách làm dầu dừa đơn giản ngay tại nhà
2.2.1. Nguyên liệu
- 400 gram sắn tươi
- 350 ml nước dừa tươi, 10 gram dừa nạo sợi
- 100 ml nước cốt dừa
- 25 gram đường, muối
2.2.2. Cách luộc sắn với nước cốt dừa béo thơn
- Bước 1: Củ sắn được rửa sạch rồi khía thành 1 đường xéo tròn quanh thân, chạy dọc từ đầu này đến đầu kia củ. Sau đó, bạn dùng tay để bóc sạch vỏ sắn, bao gồm cả lớp áo lụa bên ngoài và lớp cùi cứng bên trong. Khi chỉ còn lại thịt sắn, bạn cắt thành khúc nhỏ. Ngâm khoai mì vào nước muối loãng từ 3 – 8 tiếng. Bạn có thể thay nước trong quá trình ngâm.
- Bước 2: Bạn vớt sắn ra, rửa lại với nước rồi xếp vào nồi. Tiếp theo, bạn cho nước dừa tươi vào ngập khoảng một nửa chiều cao thân sắn, đậy nắp, đun sôi trong 10 phút. Sau đó, bạn hạ lửa đun liu riu đến khi sắn chín.
- Bước 3: Bạn cho nước cốt dừa, đường, muối vào nồi sắn. Sau đó, bạn dùng khăn lót quai nồi rồi cầm quai lắc nhẹ để đường và cốt dừa bám đều vào sắn. Bạn tiếp tục đậy vung nồi và đun nhỏ lửa cho đến khi nước cạn hẳn, thỉnh thoảng lắc nồi.
- Bước 4: Khi sắn chín và thấm đều nước cốt dừa, bạn tắt lửa, lấy sắn hấp ra đĩa. Sau đó, Bạn rắc dừa nạo sợi lên trên và thưởng thức.

Luộc sắn ngon với dừa cho thành phẩm béo thơm, hấp dẫn
Sắn luộc mềm xốp kết hợp cùng với nước cốt dừa béo béo bùi bùi tạo nên một hương vị lan tỏa, khó phai. Sắn luộc cùng nước cốt dừa có thể làm món điểm tâm hay món tráng miệng trong các bữa ăn cũng vô cùng tuyệt vời. Hãy thử ngay nhé.
2.3. Cách luộc sắn ngon với lá dứa thơm ngào ngạt
Lá dứa tạo ra mùi thơm dễ chịu cho nhiều món ăn, đặc biệt là sắn luộc. Bạn có thể thực hiện món ăn tuy đơn giản mà thơm ngon này như sau.
Xem thêm tại: Hướng dẫn nấu xôi lá dứa xanh dẻo thơm đơn giản
2.3.1. Nguyên liệu
- 1 kg sắn tươi
- 1 nhánh lá dứa tươi
- 200 ml nước cốt dừa
- 50 gram dừa sợi, một chút muối
2.3.2. Cách luộc sắn ngon với lá dứa
- Bước 1: Sắn được lột vỏ và ngâm nước như 2 cách ở trên.
- Bước 2: Lá dứa được rửa sạch, cho vào nồi với nước cốt dừa, 1 muỗng cà phê muối và nửa lít nước. Sau đó, bạn xếp sắn vào nồi, luộc chín
- Bước 3: Bạn cho sắn ra đĩa, theo dừa sợi lên trên. Hãy bày thêm 1 chén đường hoặc mật ong bên cạnh để cùng thưởng thức với sắn, bạn nhé!

Sắn luộc cùng nước dùa và lá dứa thơm ngon
Sắn luộc xong bày lên dĩa sẽ vô cùng thơm ngon, nóng hổi. Cùng với màu xanh của lá dứa và thơm ngọt của dừa xay sẽ làm cho món ăn trở nên bắt mắt vô cùng, khó lòng cưỡng lại. Hãy lưu lại ngay công thức để cùng lăn vào bếp nấu cho gia đình, người thân cùng thưởng thức nhé.
3. Chọn sắn để luộc thật ngon cũng cần có bí kíp
Trước khi mua sắn, bạn có thể tìm hiểu qua về mẹo lựa chọn mà các bà, các mẹ truyền tai nhau. Những bí quyết giúp bạn có một nồi sắn luộc thơm ngon là:
- Nên chọn sắn trồng ở đồi vì sẽ bở và thơm hơn.
- Nên chọn củ sắn tươi, vẻ ngoài thẳng, mập mạp vì sẽ ít xơ, mềm và ngọt hơn.
- Bạn dùng tay cạo lớp vỏ mỏng bên ngoài để kiểm tra, nếu phía trong màu hồng nhạt thì nên chọn.
- Khi ăn, nếu thấy sắn bị đắng thì cần ngừng lại và bỏ ngay củ đó.
Xem thêm tại: Cách làm bánh tằm khoai mì thơm ngon tại nhà
4. Sắn không phù với các đối tượng nào?
Dù là một món ăn ngon nhưng sắn luộc không được khuyến khích ăn nhiều. Đặc biệt, những đối tượng sau đây tuyệt đối không nên ăn sắn. Đó là:
- Phụ nữ mang bầu: Cũng giống như măng tươi, củ sắn có chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc đối với những người có sức đề kháng kém như bà bầu.
- Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố. Bố mẹ không nên cho bé ăn nhiều kẻo chất độc tích tụ lại trong cơ thể và gây bệnh. Đặc biệt cần tránh cho trẻ ăn lúc đói kẻo gây ngộ độc.
- Người đang đói bụng: Việc ăn sắn khi đói bụng không được khuyến khích vì dễ dẫn đến ngộ độc hơn so với bình thường.

Sắn không phù với các đối tượng nào
Sắn hấp hay sắn luộc là những món ăn vặt dân giã, gắn liền với tuổi thơ. Ngày xưa cuộc sống nghèo khó, cơm ăn không đủ no nên phải ăn sắn độn cùng cơm. Ngày nay, sắn hấp trở thành món “đặc sản” rất được yêu thích, mỗi khi thưởng thức là cả một bầu trời kí ức ùa về. Hãy luộc sắn một cách an toàn để có những giây phút lưu giữ tuổi thơ nhé.