Cách muối dưa cải bằng nước vo gạo không cần bạn quá khéo tay, cũng giống giống các món rau muối khác, chỉ là mình “muốn ăn phải lăn vào bếp” hay không mà thôi. Tuy nhiên để món dưa cải đạt được độ chua dịu, giòn vàng đều thì cũng cần vài kỹ thuật nhỏ, nào, chúng ta cùng vào bếp làm món ăn hấp dẩn này nhé.
1. Công thức muối dưa cải chua truyền thống với nước vo gạo
Nguyên liệu cần có
- 1 cây cải bẹ xanh, hành tím, hành lá, miếng gừng nhỏ,1 lít nước vo gạo nguyên chất, 3 muỗng ăn cơm muối, 1 muỗng cơm đường cát trắng, 1 hũ sạch

Cải bẹ xanh cùng hành tím, hành lá để muối dưa chua
Cách muối
a. Sơ chế nguyên liệu
- Dùng dao cắt ở phần gốc để tách từng lá cải bẹ ra, bỏ phần cùi đi.
- Cắt cải bẹ thành từng khúc nhỏ khoảng 4 – 5 cm. Đem cải bẹ rửa nước lạnh nhiều lần cho sạch, để ráo.
- Tương tự, với hành lá bạn cũng đem cắt khúc nhỏ cỡ cải bẹ. Rửa sạch hành lá, để ráo nước.
- Lấy một cái mẹt sạch, rải đều cải bẹ và hành lá lên trên mà không chồng lên nhau. Phơi mẹt hành, cải 1 ngày nắng cho hơi khô héo héo lại là vừa. Việc phơi nắng rau củ giúp quá trình lên men diễn ra nhanh hơn và giữ được độ giòn tốt hơn. Nếu trời không nắng, bạn có thể để rau hành ở chỗ mát 2 ngày cho hơi héo lại.

Phơi cải bẹ với hành 1 ngày nắng cho hơi héo lại để muối
- Gừng đem băm nhỏ. Với hành tím thì bóc vỏ, rồi cắt thành các miếng nhỏ.
b. Muối chua dưa cải bằng nước vo gạo
- Đun một nồi nước sôi rồi cho rau cải vào chần khoảng 2 phút, sau đó vớt ngay ra rổ cho ráo nước.
- Trộn rau cải với ít muối rồi cho vào hũ thủy tinh. Sau đó, đổ nước vo gạo vào hũ, thêm một ít rượu trắng vào trộn đều.
- Dùng vật nặng chèn cho rau cải chìm xuống, không bị nổi lên bên trên nước vo gạo.

Ngâm rau cải, hành với nước vo gạo
Yêu cầu thành phẩm: Món dưa cải muối chua bằng nước vo gạo giòn thành phẩm có màu sắc bắt mắt, vị chua nhẹ, giòn giòn, mùi thơm của các nguyên liệu hòa quyện lại rất đặc trưng.
2. Muối chua món dưa cải cả cây bằng nước vo gạo
Nguyên liệu muôi dưa chua cả cây bằng nước vo gạo
- 1 củ gừng tươi
- muối hạt
- 2 kí cải bẹ
- hành lá
- hành tím
- 3 lít nước vo gạo
- đường cát trắng
- 1 hũ sành sạch có nắp

Chuẩn bị muối hạt, hoặc muối hầm để muối dưa cải nguyên cây không bị váng.
=> Xem thêm: Hướng dẫn cách muối dưa hành với khế chua, ngọt giòn kiểu miền Nam
Cách làm
a. Cách sơ chế
- Chuẩn bị thau nước muối sạch, cho cải bẹ vào rửa sạch, nhất là ở các phần kẽ lá.
- Sau đó, chuyển cải bẹ qua thau nước lạnh, rửa vài lần nữa cho sạch muối.
- Lật gốc cải bẹ lên trên, dùng dao cắt sâu 2,5 cm vào bên trong 2 đường thành hình chữ thập. Như vậy sẽ giúp nước ngâm thấm sâu vào bên trong mà dưa muối không bị hư hay nổi váng.
- Bạn cũng rửa sạch hành lá, để ráo nước.
- Vớt cải bẹ ra mẹt sạch, xếp hành lá kế bên, đem ra nắng to phơi 4 tiếng.
Lưu ý: Sau khi phơi, bạn chịu khó mở các lớp lá cải bên ngoài ra để xem bên trong có héo chưa nhé. Nếu bên trong cải bẹ còn tươi thì bạn chịu khó vạch bẹ ngoài ra, phơi tiếp cho nguyên cây cải héo đều nhé.

Các bước phơi cải bẹ xanh hơi héo và rút lại
b. Muối dưa cải bẹ nguyên cây
- Lấy hũ sành ra, gói gọn 2 cây cải bẹ vào đáy hũ. Sau đó, lần lượt cho 1 lớp hành lá, hành tím thái lát cùng các lát gừng lên trên. Tiếp tục cho lớp cải bẹ còn lại vào, rồi rải hết hành gừng còn lại lên trên cùng.
- Dùng chén sành úp ngược, nén tất cả rau quả bên dưới cho chặt.
- Khuấy tan đường, muối trong nước vo gạo. Đổ phần nước vo gạo này vào hũ sành sao cho ngập hết các nguyên liệu.
- Đậy nắp hũ sành lại cho kín, ủ ở nơi thoáng mát. Khoảng 3 ngày sau là bạn có thể mở nắp hũ, gắp nguyên cây dưa cải ra và cắt nhỏ, chế biến món ngon (như cách nấu canh cá cải chua, cá kho dưa chua,…) theo sở thích.

Dưa cải muối nguyên cây bằng nước vo gạo vàng đẹp
Yêu cầu thành phẩm: Dưa cải bẹ muối chua nguyên cây giòn, vàng đẹp mắt, chua vừa ngon, không bị nổi váng, không bị đắng
3. Làm dưa cải muối với nước vo gạo mà không phơi nắng
Ở những nơi điều kiện thời tiết không có lượng nắng cần để phơi rau củ muối dưa thì bạn có thể áp dụng một số bí quyết sau:
- Bạn có thể phơi cải trong mát khoảng 2 ngày cho hơi héo héo lại là được.
- Hoặc, bạn có thể dùng lò sấy rau củ. Nếu chọn cách làm dưa kiệu không cần phơi nắng này, bạn chỉ cần sấy cải ở mức 50 độ, tầm 7 – 8 tiếng là cải héo lại mà vẫn giữ màu xanh nguyên chất.
- Nhiều người chần dưa cải sau khi rửa sạch với nước đun sôi rồi muối chua. Tuy nhiên, cách này sẽ làm cải héo mất nước và mất cả màu xanh vốn có, khi muối chua thì thời gian bảo quản cũng rất ngắn.

Chần cải bẹ xanh trong nước sôi rồi muối chua không lên màu đẹp, nhanh hư
=> Xem thêm: Cách muối dưa hành chua ngọt ngày Tết
4. Lưu ý để muối dưa cải không bị nổi váng
Cách dùng nước vo gạo muối chua dưa cải đúng cách
- Không nên dùng nước vo gạo đầu tiên để ngâm dưa cải. Bởi vì, phần nước này vẫn còn lẫn nhiều tạp chất từ gạo. Theo đó, bạn nên lược nước vo gạo lần 2, 3 để không quá đặc, muối dưa cải ngon và lên màu vàng đẹp hơn. Nước vo gạo có màu càng đục thì càng chứa nhiều chất dinh dưỡng.
- Không nên dùng nhiều muối pha với nước vo gạo, nếu không thì dưa cải sẽ bị mặn và lâu chua. Còn nếu ít muối quá thì dưa cải dễ bị úng và hỏng. Còn đường giúp dưa cải muối lên màu vàng đẹp, nhanh chua, và cân bằng vị mặn từ muối.

Lấy nước vo gạo lần 2 trở đi để ngâm dưa chua ngon
Cách bảo quản để được lâu
- Nên dùng hũ làm bằng sành, thủy tinh để muối dưa chua không bị nổi váng, mốc hư. Dùng nước sôi tiệt trùng sạch hũ ngâm, rồi đem phơi nắng cho ráo nước hoàn toàn. Tuyệt đối không dùng vải lau hũ khô nhé, vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn không có lợi từ bên ngoài xâm nhập hũ lên men.
- Dưa cải ngâm nước vo gạo càng lâu sẽ càng chua. Do đó, khi dưa muối đạt đến độ chua như mong muốn thì bạn vớt ra. Xả dưa chua với nước lạnh nhiều lần để bớt vị chua, mặn và mùi nồng. Sau đó, cắt nhỏ, cho vào hộp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng để chế biến món ăn dần trong vòng 1 tháng.
- Ngoài cách gài rau củ ngập nước ngâm bằng chén như trên, bạn có thể gài bằng thanh tre, phủ lá chuối ở trên cho kín rồi ủ lên men cũng được. Hoặc, tham khảo cách muối dưa hành với mía để biết mẹo dùng thanh mía ngâm dưa chua thế nào cho ngon hơn nhé.

Dùng vỏ mía gài hũ dưa cải ngâm để có vị ngon hơn.
Hy vọng cách muối dưa cải bằng nước vo gạo được hướng dẫn ở trên sẽ giúp chị em có thêm một món muối nhanh chua, vàng đẹp ngon lành cho bữa cơm gia đình. Vị chua chua của món dưa cải kích thích vị giác giúp các thành viên trong gia đình bạn ăn được nhiều hơn. Đồng thời, món này cũng là một món ăn chống ngấy cực hiệu quả đối với các món chiên nhiều dầu hay thịt nấu đông.