Nước lẩu ngon là một yếu tố không thể thiếu giúp tạo nên một nồi lẩu hoàn hảo và chuẩn vị. Nhưng không phải ai yêu thích nấu ăn cũng biết cách chế biến nước lẩu đúng vị và ngon miệng nhất. Chính vì thế, hãy cùng Bếp Nhà Mỡ bỏ túi ngay những cách làm nước lẩu ngon dưới đây để sẵn sàng trổ tài cho bạn bè và gia đình mỗi dịp gặp mặt, quây quần cuối tuần nhé!
1. Các bước làm nước lẩu hải sản chua cay
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Hải sản (tôm, nghêu, mực,…): 1kg
- Xương ống heo: 500gr
- Tỏi băm: 1 muỗng
- Cà chua: 2-3 trái
- Sa tế: 2 muỗng canh (có thể gia giảm tuỳ sở thích)
- Gia vị lẩu thái: 1 gói
- Thơm, rau, nấm,…: chuẩn bị theo mong muốn
1.2. Nấu nước lẩu Thái hải sản chua cay
- Cho xương heo với 2 lít nước vào nồi đem đi ninh. Ninh xương trong vòng 2 tiếng với nồi bình thường hoặc 45 phút với nồi áp suất. Vừa ninh xương vừa vớt hết bọt cho nồi nước dùng được trong hơn.

Bạn có thể ninh xương heo bằng nồi thường để nấu nước dùng lẩu ngọt thơm và trong veo
- Đối với đầu cá hồi, bạn cho vào chiên với chảo đầu đến khi chín vàng thì vớt ra.
- Tiếp tục cho hành tỏi vào phi thơm, thêm cà chua vào xào nhừ và một ít sả bằm vào.
- Bắc nồi nấu lẩu lên bếp, cho dầu ăn vào cho nóng. Sau đó cho tỏi, sả băm vào phi thơm.
- Cho đầu cá vừa chiên vào và đổ nước ninh xương vào đun sôi.
- Bỏ nấm hương và me chua vào nồi nước lẩu, có thể thêm đậu phụ vào.
- Cho gói gia vị nấu lẩu thái vào để nồi nước đúng vị hơn, sau đó nêm nếm lại để hợp khẩu vị của gia đình hơn.

Nước lẩu hải sản chua cay kích thích vị giác
Xem thêm: Bật mí cách làm phá lấu lòng heo ăn bánh mì ngon, không bị hôi
2. Năm bước nấu nước dùng lẩu hải sản thập cẩm
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 2 phần xương ức gà
- 500 gr tôm tươi
- 500 gr mực tươi
- 1 bát con nghêu
- 500 gr cá thái lát mỏng
- 1 ít cá viên
- 200 gr thịt bò
- 200 gr thịt lợn
- Đậu lọ non
- 1/3 trái dứa
- 2 trái cà chua
- 1 bó nấm kim châm
- 1 thìa bột me (hoặc me tươi càng tốt)
- Thêm bún hoặc mì tùy thích
- Các loại rau nhúng ăn cùng lẩu tùy thích (rau muống, cải thảo, mồng tơi, tần ô, các loại nấm…)
- Gia vị: Hành khô, tỏi, hạt nêm, nước mắm, đường, muối, tiêu, hành lá, gừng
2.2. Nấu nước lèo lẩu hải sản thập cẩm cực ngon
- Chuẩn bị một cái nồi nấu lẩu và cho một lượng nước lọc vừa đủ vào.
- Tiếp đến bạn cho tôm khô, mực khô, xương cá, riềng, sả vào nồi nước. Ninh nồi nước dùng trong khoảng 45 phút.
- Khi nước dùng đã ninh đủ thời gian, bạn cho tỏi, sả đã phi vàng cùng nước me chua, đậu phụ chiên và gia vị vào. Nêm nếm cho vừa khẩu vị của gia đình.
- Vậy là bạn đã có một nồi nước lẩu hải sản thập cẩm theo phong cách Nam Bộ ngọt thơm rồi.
- Cách nấu nước lẩu hải sản chua ngọt theo phong cách Nam Bộ này cực đơn giản và thật chanh chóng.

Cách nấu lẩu hải sản thập cẩm ngon đơn giản tại nhà
3. Những bước nấu nước lẩu nấm hải sản không cần xương heo
3.1. Chuẩn bị guyên liệu
- 1 kilôgam xương gà
- 30 gr tôm, mực
- 1 củ cà rốt
- 1 củ cải trắng
- 1 củ gừng
- 1 củ hành tây
- 1 củ tỏi
- Một ít hành tím và ớt
- Có thể chuẩn bị thêm: táo tào, kỷ tử (nếu có)
- Gia vị: muối tiêu, hạt nêm, nước mắm, đường phèn, dầu mè
- Rau ăn cùng lẩu: các loại nấm tùy thích (đông cô, đùi gà, kim châm, linh chi trắng, linh chi nâu…), rau nhúng (cải cúc, rau muống, thiên lý…)
3.2. Làm nước lẩu nấm hải sản
- Rửa sạch tôm và mực với nước và rượu để loại bỏ hết mùi tanh. Có thể cắt mực thành miếng vừa ăn hoặc để nguyên tùy thích.
- Gọt vỏ củ cải, cà rốt và cắt thành từng khoanh. Các loại nấm rửa sạch, riêng nấm đông cô ngâm với nước lạnh. Sau đó vớt ra để ráo.
- Bóc vỏ hành tây, hành tím, tỏi và gừng rồi cắt thành từng lát. Nướng sơ qua các nguyên liệu này để nồi nước dùng thơm hơn.
- Xương gà rửa bằng nước muối cho thật sạch. Sau đó cho vào nồi cùng với các nguyên liệu đã nướng và thêm nước vừa đủ ăn. Ninh xương gà trong khoảng 1 tiếng.
- Sau khi ninh xương xong, bạn lọc nước dùng qua một cái rây và cho vào nồi khác.
- Cho củ cải trắng, cà rốt, táo tàu, kỷ tử vào nồi nước dùng mới này đun trên bếp.
- Nêm nếm gia vị cho nồi nước lẩu ngọt hải sản vừa ăn. Khi thấy củ cải trong nồi chín tới bạn cho vào 1 thìa cà phê dầu mè để nước lẩu thơm hơn. Có thể thêm ớt nếu muốn ăn cay.
- Các loại nấm bạn có thể cho vào nồi nước dùng khi ăn chung cùng với các loại hải sản khác.
- Vậy là bạn đã hoàn thành nồi nước lẩu nấm hải sản thơm ngọt hấp dẫn rồi.

Nồi nước lẩu nấm thơm phức, ngọt nước cuốn hút
4. Những cách nấu nước lẩu hải sản hoa quả
Nếu bạn thắc mắc có cách nấu nước lẩu hải sản không cần xương không thì câu trả lời sẽ là có. Bằng cách sử dụng các loại trái cây, hoa quả bạn ăn thường ngày, bạn sẽ có thể nấu được một nồi nước lẩu cực ngon.
4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Kỷ tử: 50g
- Xương heo: 1kg
- Thịt bò phi lê: 200g
- Tôm sú: 200g
- 10 trái táo tàu khô
- Mực: 200g
- Các loại rau: tần ô, rau muống, cải bẹ xanh, mồng tơi
- Một số loại nấm như: kim châm, nấm bào ngư, nấm đùi gà
- Trái cây: 2 trái kiwi, 1 trái thanh long, 1 trái lê, 5 trái dâu tây
4.2. Nấu nước lẩu hải sản hoa quả thơm ngon
- Xương heo mua về bạn rửa sạch bằng nước muối, sau đó chần qua nước sôi để khử hết mùi hôi. Cho xương heo vào nồi với 2 lít nước, 2 muỗng cà phê muối, táo tàu và kỷ tử vào.
- Hầm các nguyên liệu với lửa nhỏ trong khoảng 2 – 3 tiếng để nước dùng ngọt thơm vị xương và thơm mùi thảo mộc của kỷ tử và táo tàu.
- Trong quá trình hầm xương, bạn chú ý hớt bỏ bọt trắng trên bề mặt để nước dùng trong.
- Các loại trái cây bạn rửa sạch nhiều lần và cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Để các loại trái cây được giòn và giữ nguyên màu sắc khi nấu như lê, táo, sau khi cắt xong bạn ngâm qua nước lạnh pha chút muối.
- Các loại nấm rửa sạch, để ráo. Tôm rửa sạch, cắt bỏ đầu. Mực khứa caro. Thịt bò phi lê cắt lát mỏng.
- Khi ninh nước dùng xong, bạn lọc qua một cái rây để loại bỏ lợn cợn.
- Cho nước dùng vào nồi lẩu, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Các loại rau nấm, trái cây bạn nên để riêng ra một cái đĩa và khi nào ăn mới cho vào sẽ giữ được vị ngọt tự nhiên hơn và hoa quả cũng không bị quá nhũn khi nấu trong nước lẩu.
- Nồi nước lẩu trái cây vô cùng độc đáo, mới lạ chắc chắn sẽ làm chiều lòng những thực khách khó tính nhất.

Nồi nước lẩu hải sản hoa quả thanh mát, lạ miệng, lại rất đẹp mắt
5. Những điều cần lưu ý để nấu nước dùng lẩu hải sản trong màu, thơm ngọt
- Với nước lẩu thì không cần cho vào nồi nước dùng gia vị thuốc bắc vào, ăn kèm các loại rau và nấm tươi.
- Khâu lựa chọn hải sản để nấu nước lẩu cũng rất quan trọng. Nên chọn những hải sản tươi sống để giữ nguyên được hương vị tươi ngọt tự nhiên và những giá trị dinh dưỡng mà hải sản mang lại.
- Nước lẩu hải sản cần có dứa, gừng, sả, cần tây, sa tế… phải đảm bảo được vị hơi cay, chua và ngọt.
- Với lẩu cá, ngoài xương heo ra bạn bỏ luôn xương cá đã lọc thịt vào cho nước ngọt hơn.
- Xương để hầm luôn phải được chần sơ qua nước sôi, sau đó rửa sạch để loại bỏ hết mùi hôi và chất dơ.
- Nếu bạn sử dụng các loại củ và gia vị cho ngọt và thơm nước như cà rốt, củ cải trắng, su hào, quế, thảo quả,…. bạn nên cho chúng vào một cái túi sạch, cột chặt phần đầu rồi thả vào nồi thay vì thả trực tiếp vào nồi.
- Một mẹo nhỏ rất hữu ích nữa đó là, sau khi nấu xong, hãy thả một quả trứng gà vào nước sôi. Lòng trắng trứng sẽ giúp hút hết bọt nhanh chóng, bạn chỉ cần vớt phần trứng gà này ra là được.

Nên chọn hải sản còn tươi, ngon để đảm bảo vị ngọt tự nhiên của nồi nước lẩu
Yêu cầu thành phẩm
Với món ăn này điều đầu tiên bạn có thể cảm nhận rõ nét là vị chua chua cay cay. Vị ngọt của tôm, mực, nghêu hòa quyện với vị nồng của sa tế tạo nên một hương vị kích thích vị giác. Để món ăn được ngon hơn bạn có thể cho thêm một số rau củ, như khoai môn, cà rốt.
- Đối với nước dùng lẩu trong, có vị ngọt tự nhiên, màu đỏ ánh vàng nổi trên nồi nước. Màu đặc trưng của cà chua và sa tế có vị hơi chua nhẹ của me, cà chua và dứa thơm.
- Đối với hải sản phải chín đều, thơm ngọt có mùi đặc trưng của từng loại. Không còn mùi tanh, tươi ngon không có mùi lạ, vị đậm đà.
- Rau ăn lẩu vừa chín tới, không bị nát, khi ăn có vị ngọt ngấm đều của nước dùng lẩu.
Trên đây là những cách làm nước lẩu chuẩn vị mà Bếp Nhà Mỡ muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng sẽ giúp cho nồi lẩu của bạn thêm phần đậm đà và ngon hơn.