Trang chủ » Cách chế biến lẩu cá chép giòn nhúng mẻ thơm ngon đậm vị

Cách chế biến lẩu cá chép giòn nhúng mẻ thơm ngon đậm vị

by Bếp Nhà Mỡ

Lẩu cá chép giòn nhúng mẻ, món ăn giàu dinh dưỡng được nhiều gia đình chọn làm món ăn chính trong những bữa ăn. Hôm nay Bếp Nhà Mỡ sẽ hướng dẫn bạn cách chế biến lẩu cá chép giòn nhúng mẻ thơm ngon, hấp dẫn đậm đà.

Cách chế biến món lẩu cá chép giòn nhúng mẻ thơm ngon đậm vị

Phục Vụ: 4 Thời gian chuẩn bị: Thời gian nấu ăn:
Thông tin dinh dưỡng 200 Calo 100 Chất béo
Xếp Hạng 5.0/5
( 1 Bình Chọn )

Nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng

Chế biến món ăn ngon và giàu chất dinh dưỡng này bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

Nguyên liệu chế biến

  • Cá chép giòn: 1 con khoảng 2kg
  • Xương ống heo: 500g
  • Cà chua: 4 quả
  • Dứa: 1 quả
  • Hành tím: 2 củ
  • Tỏi: 1 củ
  • Gừng: 1 củ
  • Rau ngò
  • Mẻ
  • Các loại rau ăn kèm như: bắp chuối, rau cần, rau muống,…
  • Bún tươi: 2kg

Nguyên liệu chế biến chính

Mẹo chọn cá chép giòn sao cho tươi và ngon:

  • Nhìn mắt cá, nếu mắt cá trong không bị đục, sáng rõ và hơi phồng lên một chút. Là cá vẫn còn tươi.
  • Nếu nó vẫn có vảy, chúng phải tươi sáng và có hình kim loại, không được xỉn màu. Các vảy phải được xếp lớp chặt chẽ, giống như mái ngói. Tránh bất kỳ con cá nào đang thiếu các vảy, đó là dấu hiệu cho thấy chúng chết đã lâu và không còn tươi nữa. 
  • Cá tươi là thịt cá phải săn chắc và gần như cao su. Nếu thịt cảm thấy mềm hoặc nhợt nhạt thì nó đã bị ươn.
  • Nếu ấn nhẹ, thịt bật trở lại và không để lại vết lõm là chắc chắn cá tươi. Với da cá tươi chắc chắn không giòn và không bị rách.
  • Trước khi mua cá hãy yêu cầu người bán cá của bạn cho bạn xem mang cá. Mang cá phải là màu đỏ anh đào mới là cá còn tươi. Nếu mang có màu nâu sẫm, màu sắc của gạch đã bị mờ là cá không còn tươi.

Giá trị dinh dưỡng món ăn

  • Cá chép có chứa nhiều chất dinh dưỡng vi chất có lợi cho sức khỏe như canxi, sắt, magie, phốt-pho, kali, đồng, kẽm, mangan, selen, folate, các vitamin A, B, C, D, D3, DHA,..
  • Ăn cá chép có thể góp phần giảm tích tụ mảng bám trong thành mạch và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. 
  • Các acid béo omega-3 trong cá không chỉ tốt cho tim mạch mà còn có công dụng giảm viêm.
  • Ăn cá chép giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể
  • Giảm nguy cơ mắc hội chứng viêm ruột.
  • Cá chép rất giàu phốt-pho, vi chất quan trọng đối với xương và răng. Phốt-pho có thể giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương.

Hướng dẫn cách thực hiện

Sơ chế nguyên liệu

  • Cá chép mua về sơ chế cho sạch. 
  • Xương ống heo mua về rửa sạch, chần qua với nước đun sôi rồi vớt ra rửa lại với nước cho sạch
  • Dứa gọt vỏ, bỏ hết mắt rửa rồi thái lát mỏng
  • Cà chua rửa sạch, bổ múi cau
  • Ngò cắt khúc ngắn
  • Gừng cạo sạch vỏ, rửa với nước cho sạch rồi băm nhỏ
  • Mẻ đem nghiền cùng với một ít nước lọc, sau đó lọc qua rây để bỏ bã
  • Hành tím và tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn

Chế biến nguyên liệu

Làm nước dùng

  • Cho nồi nước lên bếp, đun nóng cùng một chút dầu ăn rồi phi hành tím cho thơm
  • Cho xương ống heo vào xào qua, sau đó đổ khoảng 2 lít nước vào để hầm xương trong khoảng 2 giờ
  • Cho vào nồi một chút muối, bột ngọt và đường để nước dùng thêm đậm vị.

Lưu ý: Khi nước hầm xương sôi, bạn nên thường xuyên vớt bọt để nước dùng không bị đục

Nấu nước lẩu

  • Cho nồi lên bếp, sau đó cho dầu ăn vào đun nóng rồi phi thơm tỏi, hành tím đã băm nhuyễn.
  • Cho cà chua, dứa và cá chép vào xào cho đến khi thịt cá chép săn lại thì cho nước mẻ vào
  • Khi nước mẻ sôi bạn cho nước hầm xương ống vào
  • Nước mắm, gừng, tiêu, đường, bột ngọt và ớt đã thái nhỏ vào nồi rồi đảo đều
  • Khi nước lẩu sôi, bạn đun nhỏ lửa lại và nêm nếm gia vị lần nữa cho vừa ăn, sau đó cho thì là vào nồi và tắt bếp.

Cho cà chua, dứa và cá chép vào xào cho đến khi thịt cá chép săn lại thì cho nước mẻ vào

Trình bày và thưởng thức món ăn

  • Cho nước lẩu vào nồi lẩu chuyên dụng, bày thịt cá chép cùng các loại rau ăn kèm và bún xung quanh nồi lẩu. bạn có thể chuẩn bị thêm một bát nước mắm gừng để món lẩu được thơm ngon, đậm vị hơn.

Mẹo sơ chế cá chép không bị tanh:

  • Dùng muối chà xát toàn thân cá trong khoảng 2 phút, sau đó rửa lại với nước, mùi tanh sẽ biến mất.
  • Ngâm cá trong hỗn hợp nước muối pha loãng từ 10 - 15 phút, rửa lại với nước để khử sạch mùi tanh của cá.
  • Bạn cũng có thể ngâm cá trong nước vo gạo khoảng 15 phút, nước vo gạo có tác dụng khử mùi tanh trên cá hiệu quả.

Sơ chế cá chép trước khi chế biến

Mẹo chế biến lẩu cá chép giòn:

  • Có thể sử dụng quả me để tạo nước chấm chua thay thế cho mẻ.
  • Bạn có thể phi lê nguyên con cá trước khi cho cá vào nồi lẩu để trông cá được đẹp mắt hơn
  • Có thể ăn lẩu cá chép giòn với nhiều loại rau khác nhau như: bắp chuối, cải thảo, rau cần, … hay mùi vị khác như lẩu cá chép thái,...

Yêu cầu thành phẩm

Nước lẩu cá vừa có vị chua dịu của dứa, của mẻ kết hợp với vị ngọt của xương ống heo. Hương các loại rau thơm, thịt cá khi nhúng lẩu thì có vị ngọt, dai vừa phải. Các loại rau ăn kèm với lẩu có vị ngọt và giòn khi chín tới. Ăn kèm với bún thì còn gì tuyệt vời bằng phải không nào.

Bày thịt cá chép cùng các loại rau ăn kèm và bún xung quanh nồi lẩu cá chép giòn nhúng mẻ

Bạn đã thử thực hiện công thức này chưa?
Nếu thực hiện thành công công thức này hãy tag tôi vào @BepNhaMo.

Lẩu cá chép giòn nhúng mẻ ăn cùng gia đình và bạn bè thì còn gì hơn! Vào bếp trổ tài tay nghề nấu nướng của bạn bằng món ăn giàu dinh dưỡng này nhé. Đừng quên theo dõi Bếp Nhà Mỡ để biết thêm nhiều món ăn ngon khác nhé.

You may also like